Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

Công nghệ được ví như ‘xương sống’ của Internet

Nhiều công nghệ đứng đằng sau đảm bảo mạng kết nối toàn cầu hoạt động trơn tru và mang lại trải nghiệm cao nhất cho hàng tỷ người dùng.

Nhiều công nghệ đứng đằng sau đảm bảo mạng kết nối toàn cầu hoạt động trơn tru và mang lại trải nghiệm cao nhất cho hàng tỷ người dùng.

Mỗi khi bạn bấm vào một video YouTube trên TV, hình ảnh chất lượng cao sẽ chỉ mất vài giây để tải. Nếu rơi vào thời kỳ đang “đứt cáp”, chất lượng hình ảnh có thể bị giảm đôi chút, nhưng tốc độ tải video thường ít khi bị ảnh hưởng.

Để giữ được trải nghiệm xuyên suốt và liền mạch cho người dùng, những nhà cung cấp Internet phải sử dụng rất nhiều công nghệ để tối ưu đường truyền. Một trong những công nghệ quan trọng nhất chính là CDN hay Mạng lưới truyền tải nội dung.

Thời kỳ đầu của Internet, nội dung trên các website hầu hết chỉ là văn bản và các hình ảnh tĩnh với dung lượng thấp. Tuy nhiên, khi Internet ngày càng phát triển, nội dung cũng phong phú và có dung lượng lớn hơn. Những bức ảnh động, video khiến việc tải những nội dung này ngay lập tức sẽ là gánh nặng với bất kỳ đường truyền Internet nào.

Khi nội dung dần lớn hơn, dẫn tới tốc độ tải trang web chậm hơn, sự kiên nhẫn của người dùng lại giảm xuống. Theo nghiên cứu của Google, có tới 53% người dùng bỏ đi khi website tải lâu hơn 3 giây. Điều đó có nghĩa là để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất, các nhà cung cấp phải đảm bảo website được tải nhanh nhất có thể.

Đó là lý do những công nghệ tối ưu tốc độ luôn là thành phần quan trọng của Internet. Được ra đời từ thời kỳ đầu của mạng toàn cầu, công nghệ CDN ngày càng trở nên quan trọng với các hạ tầng hiện đại.

“Có thể hiểu CDN giống như một ‘đại lý’ phân phối nội dung. Thay vì chỉ đặt ở một chỗ, CDN là một mạng lưới máy chủ được đặt phân tán ở nhiều vị trí khác nhau, nhằm đảm bảo khi người dùng truy cập, nội dung sẽ luôn ở máy chủ dễ truy cập nhất đối với họ”, ông Đào Việt Hùng, Trưởng đại diện Akamai Technologies Việt Nam chia sẻ trong cuộc trò chuyện với Zing.

Trong hơn 20 năm qua, CDN đã trở thành công nghệ quen thuộc với những nhà cung cấp dịch vụ máy chủ, đóng vai trò “xương sống” để duy trì sự ổn định của các website. Từ nội dung giải trí, thương mại điện tử tới tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp ở đủ mọi ngành nghề đều ứng dụng CDN để tăng tốc website của mình.

Hệ thống CDN càng quan trọng với những quốc gia có nhu cầu truy cập lớn, nhưng hạ tầng Internet chưa ổn định như Việt Nam.

“Vai trò của CDN là với điều kiện hữu hạn, phải đảm bảo trải nghiệm người dùng cuối là tốt nhất. Nội dung trên Internet giống như cái bể nước rất to, còn băng thông là ống dẫn rất bé. Việc của CDN là tối ưu lưu lượng nước chảy qua ống. CDN có thể điều chỉnh lưu lượng nước lúc nhanh, lúc chậm để đem lại trải nghiệm tốt nhất. Tất nhiên, đó là nói về nguyên lý, còn việc quyết định nội dung nào cần tối ưu, làm thế nào để đáp ứng tốt nhất cho người dùng, đó là công nghệ cốt lõi, tạo nên sự khác biệt của những nhà cung cấp CDN”, ông Hùng giải thích.

None

Công nghệ CDN có thể ít được người dùng cuối nhớ đến, nhưng đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và ứng dụng Internet. CDN trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp chuyển đổi số, đưa phần lớn hoạt động lên môi trường số.

Internet càng phát triển, nhu cầu của doanh nghiệp càng đa dạng hơn. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nội dung một cách ổn định, nhiều doanh nghiệp đối mặt với bài toán bảo mật khi trình độ hacker tiến nhanh. Để có thể khắc phục được những nguy cơ bảo mật, doanh nghiệp cần những giải pháp tiên tiến tương đương hoặc đi trước hacker.

Sự bùng nổ số lượng những thiết bị kết nối, ứng dụng và API vào nền tảng của doanh nghiệp càng làm gia tăng các rủi ro về bảo mật. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng bảo mật sẽ làm ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng, qua đó khiến quá trình vận hành, kinh doanh bị thiệt hại.

Do đó, giải pháp bảo mật hiệu quả sẽ phải đảm bảo cả khía cạnh an ninh mạng lẫn tối ưu hiệu năng sử dụng. Theo ước tính của Gartner, vào năm 2023 hơn 30% ứng dụng web công khai sẽ được bảo vệ bằng những ứng dụng web đám mây và các dịch vụ bảo vệ API (WAAP). Điều đó có nghĩa là việc ngăn chặn tấn công sẽ ngày càng nặng về phía API, chứ không chỉ thực hiện trên website.

Đây là lý do những công ty cung cấp dịch vụ CDN, với công nghệ về truyền tải nội dung, có thể mang lại những giải pháp bảo mật vượt trội.

Là một trong những nhà cung cấp CDN lớn nhất thế giới, truyền tải gần 30% lưu lượng Internet toàn cầu, Akamai hiện nay cũng trở thành tên tuổi lớn trong lĩnh vực bảo mật toàn cầu. Mỗi năm, công ty này ngăn chặn đến hàng tỷ cuộc tấn công mạng.

None

Nhờ sở hữu nền tảng Akamai Intelligent Edge với hơn 340.000 máy chủ tại hơn 135 quốc gia, Akamai có thể thu thập thông tin chi tiết từ những cuộc tấn công mạng mỗi ngày, kết hợp cùng hệ thống học máy (machine learning) thông minh giúp phân tích và ngăn chặn kịp thời các mối đe dọa tiềm ẩn trên mạng.

“Trước đây CDN chỉ giải quyết bài toán tắc nghẽn, thì giờ còn giải quyết được vấn đề bảo mật. Chúng tôi có thể chống được những cuộc tấn công DDoS lên tới 10 Tb/s. Do vậy, Akamai cũng là công ty hàng đầu về bảo mật đám mây. Theo đánh giá của Gartner vào năm 2021, giải pháp WAAP của Akamai được coi là dẫn đầu trong thị trường”, ông Hùng chia sẻ.

Từ năm 2019, Akamai đã ký kết hợp tác với Viettel IDC – nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT (Cloud và DC) uy tín tại Việt Nam – để cung cấp CDN, tăng tốc website và các dịch vụ cloud khác. Viettel IDC cũng là một trong số ít đối tác của Akamai tại thị trường Việt Nam.

Giải thích về số lượng đối tác ít, ông Đào Việt Hùng cho rằng yếu tố quan trọng nhất đối với các đối tác của Akamai là phù hợp về chiến lược.

“Khi tìm đối tác tại Việt Nam, chúng tôi vẫn tìm những công ty có hệ sinh thái sản phẩm phù hợp nhất với Akamai. Hiện tại, chúng tôi xác định đối tác phù hợp nhất là những nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Cách hợp tác phù hợp nhất là đảm bảo mang lại lợi ích cho cả hai bên, và nâng tầm cả thị trường lên”, ông Hùng giải thích.

Vài năm trở lại đây, những nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây tại Việt Nam đang mở rộng rất nhanh, và cũng đáp ứng được những tiêu chuẩn rất khắt khe. Những tiêu chuẩn này được các tổ chức quốc tế hàng đầu quy định, gồm hàng loạt hạng mục từ chuẩn thiết kế, xây dựng, đảm bảo duy trì kết nối đến kế hoạch đối phó với thảm họa thiên nhiên.

“Việc các đối tác như Viettel IDC đạt được các chuẩn cao hơn sẽ giúp cạnh tranh sòng phẳng hơn. Khi làm một sản phẩm chuẩn hóa, đầu ra được quy về cùng một hệ quy chiếu, nên việc so sánh sẽ rất khách quan.

Khi so sánh các sản phẩm với nhau, chúng ta có thể lấy các tiêu chuẩn rất rõ ràng về mặt kỹ thuật để cạnh tranh với nhau. Khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi đầu tiên, bởi khi đó họ sẽ được sử dụng sản phẩm rất rõ ràng về mặt tiêu chuẩn. Dần dần, theo thời gian người dùng sẽ thay đổi mindset, và hướng đến các sản phẩm an toàn và tốt nhất cho họ”, ông Hùng chia sẻ.

truyen tai noi dung anh 3

Những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới như Akamai, Google hay Amazon Web Services cũng có những tiêu chuẩn cụ thể, thậm chí còn cao hơn chuẩn chung của thị trường do các tổ chức đánh giá. Do đó, số lượng đối tác của Akamai tại Việt Nam không nhiều, nhưng đều đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của công ty.

Bản thân Akamai cũng có những tiêu chuẩn cam kết rất khắt khe với khách hàng. Trong số đó, con số cao nhất chính là 100% Uptime SLA (cam kết dịch vụ đảm bảo 100% thời gian kết nối). Trong hơn 23 năm vận hành, Akamai chỉ một lần duy nhất gặp sự cố và luôn duy trì cam kết này.

“Thị trường hiện tại đã phát triển hơn rất nhiều, và yêu cầu của khách hàng cũng khắt khe hơn. CDN giờ không chỉ đóng vai trò tăng tốc nội dung, mà còn giúp khách hàng tăng tốc cho những ứng dụng, API của mình, cũng như bảo mật website của họ tốt hơn.

Tuy nhiên, với công nghệ của mình, chúng tôi luôn đảm bảo mang lại giải pháp với hiệu quả cao nhất, khả năng thích ứng tốt với nhu cầu của khách hàng”, ông Hùng chia sẻ.

Theo Tuấn Anh - Giang Phan Ninh (Tri thức trực tuyến)

Tin liên quan

Cùng thể loại

Người dùng giận dữ với chính sách mới của Instagram, Facebook

Hàng chục người tập trung phản đối CEO Mark Zuckerberg và các thay đổi của công ty bên ngoài Văn phòng Meta ở New York.

Học lỏm ngay cách sao Việt đổi màu tủ lạnh để decor nhà đẹp, vừa đỉnh lại tôn bật chất riêng

Dàn sao Việt đang khiến fan “đứ đừ” vì những bộ ảnh sống ảo ngay tại nhà, “bí mật” hóa ra chính là chiếc tủ lạnh biến hóa khôn lường từ Samsung.

9 công trình kiến ​​trúc nổi tiếng và đắt giá trên thế giới hiện đã bị bỏ hoang trong tiếc nuối

Từ tòa nhà cao nhất thế giới một thời cho đến công viên giải trí lớn nhất châu Á giờ đây đều là một đống hoang tàn.

Những bí mật thú vị về các địa điểm nổi tiếng loài người không để ý đến

Dù đa từng ít nhất 1 lần ghé thăm những địa điểm nổi tiếng dưới đây, nhưng liệu chúng ta có biết rằng nó ẩn chứa những bí mật khá thú vị.

Mới nhất