Thứ Năm, Tháng Mười Hai 7, 2023

‘Sứ mệnh của VinFuture đã chạm vào trái tim con người’

GS Nguyễn Thục Quyên, Đại học California tại Santa Barbara (Mỹ), đánh giá cao VinFuture vì tôn vinh những phát kiến khoa học có thể tiếp cận được số đông, nhất là người nghèo.

Vừa qua, chương trình “Giao lưu cùng hội đồng giải thưởng, hội đồng sơ khảo VinFuture” đã diễn ra ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế Almaz, Hà Nội. Tại sự kiện, GS Nguyễn Thục Quyên, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và các chuyên gia đều đánh giá cao về giải thưởng này, cũng như mang đến nhiều lời khuyên hữu ích cho các nhà khoa học trẻ.

Giải thưởng vì cộng đồng

Khi biết đến VinFuture, GS Nguyễn Thục Quyên cho biết ngoài vui mừng bà còn thấy tự hào. “Với tôi, đây không chỉ là giải thưởng của một quỹ mà còn của người Việt, đại diện cho Việt Nam”, bà nói.

Trong khi đó, GS Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture vẫn nhớ cảm giác phấn khích khi biết đến VinFuture.

Còn GS Albert P. Pisano (Đại học California, San Diego, Mỹ), đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture – chia sẻ lần đầu ông biết tới VinFuture là khi đang ăn tối và nghe mọi người nói về một giải thưởng đến từ Việt Nam.

“Suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là hiếm thấy một giải thưởng nào có thể ghi nhận công sức của các nhà khoa học từ khâu lên ý tưởng đến hiện thực hóa, trở thành các công trình có thể tác động tới hàng triệu người”, GS Albert P. Pisanochia nói.

Vị giáo sư chia sẻ thêm hiếm thấy một giải thưởng nào có thể ghi nhận công sức của các nhà khoa học từ khâu lên ý tưởng đến hiện thực hóa, trở thành công trình có thể tác động tới hàng triệu người như VinFuture.

giai thuong khoa hoc,  giai thuong vi cong dong anh 1
Chương trình “Giao lưu với hội đồng giải thưởng, hội đồng sơ khảo VinFuture” sáng 18/1.

Theo GS Quyên, điều thuyết phục bà đến với giải thưởng này là hiểu công nghệ trên thế giới không thực sự tạo nên thay đổi cho những người nông dân, người lao động nghèo. Xuất thân từ một ngôi làng nhỏ ở Việt Nam – nơi 16 năm trời không có điện, bà thấu hiểu thực tế đó hơn ai hết. Bởi thế, điều nữ giáo sư muốn là đóng góp vào một phát kiến khoa học có thể tiếp cận số đông, đặc biệt là người nghèo.

Bà Quyên cũng không giấu được hạnh phúc khi có tới gần 600 đề cử tham gia giải thưởng. “Sứ mệnh của giải thưởng đã chạm tới trái tim của nhiều người. Đã có nhiều ứng viên từ các đại lục khác nhau”, bà nói.

Riêng về chất lượng, GS Richard Friend nhận định “quá tuyệt vời”. Theo vị Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, chất lượng các đề cử thậm chí vượt khỏi tiêu chí mà giải thưởng đặt ra.

“Không gõ cửa sẽ không có cánh cửa nào mở ra”

Bên cạnh hành trình đến với VinFuture, một phần khác nhận được nhiều mong chờ của khán giả tại buổi giao lưu là câu chuyện về con đường đến với khoa học của chính những vị giám khảo danh tiếng.

giai thuong khoa hoc,  giai thuong vi cong dong anh 2
GS Nguyễn Thục Quyên chia sẻ tại buổi giao lưu.

Hành trình của các vị giáo sư, một cách trùng hợp, đều bắt đầu từ điều đơn giản nhất là “tò mò”. Đó là cô gái Nguyễn Thục Quyên từng yêu thích văn học, lịch sử nhưng năm 25 tuổi, khi được học những bài học về tương tác vật lý với một vị giáo sư đã nhận ra điều mình sẽ theo đuổi.

Hay khoảnh khắc GS Albert P. Pisano bất ngờ bắt gặp một người họ hàng trong gia đình tự tay làm nên những ly, cốc với rất nhiều lớp vật liệu khác nhau. Tất cả đã khơi dậy sự tò mò – bước chân đầu tiên đến với khoa học. Nói như tổng kết của GS Nguyễn Thục Quyên, mục tiêu của khoa học suy cho cùng là tò mò, khám phá.

Trong con đường nghiên cứu, GS Đặng Văn Chí – Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture – kể bước ngoặt của bản thân là khi “đặt ra câu hỏi chưa từng đặt”. Những câu hỏi này có thể ban đầu sẽ bị nghi ngờ, thậm chí chưa chuẩn xác nhưng quan trọng theo ông là “trong nhiều câu hỏi sai sẽ có câu hỏi đúng”.

Góp thêm ý kiến, GS Quyên cho rằng cái đẹp của khoa học bắt nguồn từ chính việc vượt ra khỏi vùng an toàn để tự do và dũng cảm theo đuổi, bước vào vùng mới. “Nếu ta không gõ cửa, sẽ không có cánh cửa nào mở ra cả. Không ai ngăn chúng ta ước mơ và vươn tới điều đó ngoài chính chúng ta”, bà chiêm nghiệm.

Đưa ra lời khuyên với các nhà khoa học trẻ, GS Richard Friend cho rằng cần có diễn đàn để cùng khám phá, tạo nên văn hoá “Can do – Tôi có thể làm được”. “Nhân tài cần được truyền cảm hứng, trao quyền và không ngừng tìm hiểu”, ông nói.

giai thuong khoa hoc,  giai thuong vi cong dong anh 3
GS Albert P. Pisano chia sẻ tại buổi giao lưu.

Trong khi đó, GS Albert P. Pisano cho rằng giải thưởng là một bài học quý với mọi người, giúp các nhà khoa học phát huy năng lực, biết dành tình cảm cho con người và tự tin trên con đường đã chọn.

Cũng nói về truyền cảm hứng nhưng GS Richard Henry Friend đặt ra câu hỏi: “Làm sao để những người trẻ không bị phán xét khi bước trên những con đường khác biệt mà họ lựa chọn?”. Điều quan trọng theo ông là cần xây dựng văn hóa tôn trọng trong giáo dục và đào tạo, khuyến khích sinh viên tự do đi theo định hướng, có thể lệch chuẩn nhưng thành công. Ông cũng bày tỏ vui mừng khi có mặt tại Tuần lễ Khoa học VinFuture.

“Đây là sự kiện có một không hai, góp phần tác động tích cực tới Việt Nam và cả thế giới”, vị giáo sư nhận định.

Theo Thái Trà (Tri thức trực tuyến)

Tin liên quan

Cùng thể loại

Linh vật World Cup 2022: Hồn ma hay tờ khăn giấy?

Giải bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup đã chính thức khai mạc vào ngày 20/11. Ngoài những đội tuyển đầy tài năng và triển vọng, điều có lẽ thu hút nhiều người quan tâm nhất đó chính là gương mặt đại diện của giải đấu - linh vật La'eeb.

Chu du 5 châu 4 bể, cô gái chụp lại những món ăn đường phố khắp nơi trên thế giới khiến hội thực thần...

Ẩm thực đường phố luôn là một yếu tố quan trọng, thể hiện đặc trưng của mỗi vùng đất, tạo nên bức tranh ẩm thực đa dạng màu sắc và đậm nét văn hóa.

Loạt sao hóa trang mừng Halloween: Càng nhìn càng mê

Kim Kardashian, Kendall Jenner, Hailey Bieber, Paris Hilton... biến hóa ấn tượng với các trang phục hóa trang độc, lạ và không kém phần gợi cảm chào đón lễ hội Halloween 2022.

Vì sao bão được đặt tên và bão châu Á thường mang tên các loài động thực vật?

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực.

Phong cảnh đẹp nao lòng của thành phố cổ đẹp nhất nước Anh – nơi được coi là “quê hương của Harry Potter”

Edinburgh - thủ đô của Scotland (Anh) là một thành phố cổ tích với những tòa nhà và con đường như vẫn dừng lại ở thế kỷ trước.

Mới nhất